Các Thủ Tục Kết Hôn Với Người Pháp tại Việt Nam
Tháng Tư 16, 2024
Các Lý Do Bạn Nên Đi Du Học Pháp
Tháng Tư 18, 2024

Đào Tạo Luật tại Pháp Và Đức Khác Nhau Như Thế Nào

 Đào Tạo Luật tại Pháp Và Đức Khác Nhau Như Thế Nào

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháptư vấn Du Học Pháptư vấn du Học Canada và tư vấn định cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Tiếng pháp online
Tự học tiếng pháp cơ bản
Giao tiếp tiếng pháp cơ bản
Củng cố ngữ pháp tiếng Pháp
Luyện phát âm tiếng Pháp, chuẩn bản xứ

  1. Vấn đề đào tạo nghề luật:

1.1. Giống nhau:

– Thứ nhất, đó là cả hai quốc gia đều có mô hình đào tạo nghề luật cho sinh viên sau khi đã tốt nghiệp đại học Luật.

Ở cả Đức và Pháp, muốn hành nghề luật thì nhất thiết các cử nhân luật đều phải trải qua giai đoạn đào tạo nghề luật.

– Thứ hai là về điều kiện để có thể được đào tạo nghề Luật tại Pháp và Đức, đó là sinh viên đều phải có bằng cử nhân luật. Sau khi có được bằng cử nhân luật thì sinh viên mới được phép tiếp tục theo học chuyên sâu về các chuyên ngành luật.

1.2. Khác nhau:

– Pháp: bằng đại học luật vẫn là điều kiện cần thiết hành nghề luật, sau 4 năm học luật muốn trở thành thẩm phán hoặc công tố viên thì phải học qua trường đào tạo thẩm phán ở Bordeaax 31 tháng và trải qua một thời gian thực tập, học viên tốt nghiệp được bổ nhiệm làm thẩm phán hoặc công tố viên; những người muốn trở thành thẩm phán tại toà án hành chính thì phải học tại học viện hành chính quốc gia, riêng có một điểm đặc biệt thẩm phán toà án thương mại lại được cử ra từ các thương nhân có uy tín và kinh nghiệm. Để trở thành luật sư học viên phải hoàn thành khoá học 12 tháng ở trung tâm đào tạo luật sư và phải là thành viên của hội luật sư địa phương thực tập từ 2-5 năm.

– Đức: việc đào tạo luật và nghề luật của Đức cũng có nét đặc trưng riêng. Nhìn chung ở Đức không có mô hình đào tạo nghề luật như ở Pháp. Bậc đại học kéo dài 4 năm và kết thúc bằng kỳ thi quốc gia thứ nhất, sau khi có chứng chỉ phải có tiếp 3 năm thực tập, trong 3 năm thực tập phải có 1,5 năm học kỹ năng (chuẩn bị hồ sơ, tiếp xúc với khách hàng, tranh tụng…), nửa năm thực tập tại toà án, nửa năm thực tập tại văn phòng luật sư và nửa năm dành cho việc thi quốc gia lần 2. Người tốt nghiệp sau kỳ thi quốc gia lần 2 mới có bằng chính thức, người muốn trở thành luật sư không phải học để lấy bằng luật sư và người muốn trở thành thẩm phán thi xong ra thực tập có thể được bổ nhiệm không phải học như ở Pháp.

  1. Vấn đề hành nghề luật:

Nghề luật bao gồm rất nhiều nghề, tập trung ở nhiều lĩnh vực nhưng trong đó chủ yếu thể hiện rõ nhất ở các nghề đó là nghề luật sư, nghề thẩm phán và nghề công tố viên. Do vậy, khi so sánh hành nghề luật tại Đức và Pháp, ta đi so sánh về ba nghề này.

2.1. Nghề luật sư:

Nghề luật sư ở Pháp được coi là một nghề tự do, độc quyền trong trợ giúp và đại diện cho các bên trước toà. Trước đây, Pháp có hai nhóm luật sư đó là luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn nhưng hiện nay thì không phân chia như vậy nữa, nhưng ở Đức thì không có sự phân chia này.

Nghề luật sư ở Đức được coi là nghề phục vụ công lý, không giống như ở Pháp là một nghề tự do phục vụ cho khách hàng, có thoả thuận thù lao với khách hàng, còn ở Đức thì không được tự ý thoả thuận, luật sư chỉ được lấy thù lao theo qui định.

2.2. Nghề công chứng viên.

Nghề công chứng viên của Đức có điểm tương đồng với luật sư tư vấn ở Pháp. Điểm tương đồng đó là nghề công chứng viên của Đức có sự hạn chế nhất định vì lí do đảm bảo số lượng công chứng viên theo quy định của pháp luật. Số lượng công chứng viên được quy định trong một đơn vị lãnh thổ của Đức là nhất định, điều đó dẫn tới tình trạng những người đã có cả hai chứng chỉ đào tạo luật ở Đức nhưng vẫn không thể được bổ nhiệm ngay làm công chứng viên mà phải chờ tới khi có người đương nhiệm thôi việc, về hưu… thì người đó mới được chính thức bổ nhiệm công chứng viên.

Điều này làm cho nghề công chứng viên ở Đức khác với nghề công chứng viên ở Pháp. Công chứng viên của Pháp chỉ cần có bằng đại học, có chứng chỉ hành nghề và có năng lực thì có thể được bổ nhiệm ngay làm công chứng viên.

2.3. Nghề thẩm phán:

Hiện nay ở Đức, các sinh viên luật sau khi tốt nghiệp rất ít có cơ hội được tuyển vào làm thẩm phán, do công việc này có ít nhu cầu bổ sung. Bên cạnh đó, biên chế trong các cơ quan công tố và cơ quan hành chính nhà nước luôn có giới hạn. Tình trạng này làm cho số người chọn nghề luật sư để kiếm sống ngày càng tăng. Điều này là điểm khác biệt so với nghề thẩm phán ở Pháp.

Ở Pháp, nghề thẩm phán là một công việc thuộc hệ thống các cơ quan của nhà nước, còn nghề luật sư là nghề tự do nên hai nghề nghiệp này có sự cân bằng đáng kể về nhu cầu số lượng người hành nghề hơn ở Đức. Hiện nay ở Pháp, cơ hội làm thẩm phán của những người tốt nghiệp đào tạo thẩm phán là cao hơn ở Đức.

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 – B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA

Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng PhápMọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *